Giới thiệu Công Ty

Ảnh của tôi
Công Ty chuyên tổ chức tour biển đảo, hành hương,tour đà lạt, nha trang, phan thiết...,cho thuê xe du lịch, đặt phòng khách sạn,tổ chức team building,sự kiện. Liên hệ: 0919 80 77 33 - Hot line: 0918 020 806
Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel tiendatdongphuong

HÀNH HƯƠNG BÌNH DƯƠNG

Mã tour: ĐHVSG – HHBD
Thời gian: Đi và về trong ngày
Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch
Giá Tour: 320.000đ/khách
khởi hành: 06h30 ngày 24/2/2013
Kết thúc: 18h00 ngày 24/2/2013 
Viếng Tịnh xá Ngọc Minh,Viếng Tịnh xá Ngọc Thuận,Viếng Tịnh xá Ngọc Chánh,Viếng Tịnh xá Ngọc Châu,tham quan và viếng tại Đại Nam Quốc Tự ,Viếng Miếu Bà ThiênHậu,Tham  quan và viếng Chùa Phổ Thiện Hòa,Viếng và lễ ChùaHội Khánh ,Viếng  và lễ Chùa Bà Thuận Thiên, Viếng  và lễ Chùa Long Thọ, Viếng và lễ Chùa Tây Tạng.
Bao gồm: Hướng Dẫn Viên Thổ Địa, xe du lịch, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai tại Bồ Ðề  quán, cúng dường các chùa, bông cài áo, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế. 

THẬP TỰ VÃN CẢNH
  Đi về trong ngày - Đi và về bằng Ôtô  
(Ngày 24/2/2013 tức ngày 15 tháng 1 Âm Lịch)
Bình Dương

05h30 Xe và Hướng Dẫn Viên DONG HANH VIET SAIGON TRAVEL đón Phật Tử tại điểm hẹn và đưa khách khởi hành đi Bình Dương.
2. Viếng Tịnh xá Ngọc Thuận – Dùng tiểu thực tại đây
3. Viếng Tịnh xá Ngọc Chánh
4. Viếng Tịnh xá Ngọc Châu – Chùa nghèo, đường vào hơi khó khăn nên khách hành hương ít ghé viếng.
5. Tham quan và viếng tại Đại Nam Quốc Tự - Thọ trai tại đây.
11h30: Quý Phật tử khởi hành đến nhà hàng Khai Tâm thọ trai tại đây, nghỉ ngơi.
6. Tham  quan và viếng Chùa Phổ Thiện Hòa – nghe thuyết pháp.
7. Viếng và lễ Chùa Hội Khánh – Xây dựng năm 1741, chùa nằm dưới chân đồi,xung quanh có nhiều cây cổ thụ cao tỏa bóng mát -  nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của Bác Hồ đã dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho dân,chiêm ngưỡng tượng Phật Nhập Niết Bàn lớn nhất Việt Nam (52m).Tiếp tục hành trình Viếng Miếu Bà Thiên Hậu – Nổi tiếng tại Bình Dương, hàng năm cứ vào Rằm tháng Giêng, khách đến viếng và dự lễ vía Bà. 
8. Viếng  và lễ Chùa Bà Thuận Thiên
9. Viếng  và lễ Chùa Long Thọ
10. Viếng và lễ Chùa Tây Tạng
Khởi hành trở về Sài Gòn. Về đến Sài Gòn, xe đưa quý Phật Tử về điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại trong lần tiếp theo. Kết thúc chuyến hành hương vãn cảnh.

Giá vé: 320.000đ/ Khách (Dành cho đoàn từ 40k)

GIÁ VÉ BAO GỒM :
Xe du lịch.
Dùng tiểu thực tại Tịnh xá Ngọc Thuận và Thọ trai tại nhà hàng chay Khai Tâm (đường Thích Quảng Đức, gần Đại Lộ Bình Dương).
Khăn, nón nước 01 chai Aquafinal 0,5ml/người/ngày 
Bảo hiểm tai nạn du lịch theo tiêu chuẩn bảo hiểm Việt Nam với mức bồi thường tối đa 30.000.000VND/1 vụ việc
Y tế: thuốc say xe,thuốc cảm, băng cá nhân.
Vé tham quan.

KHÔNG BAO GỒM: Chi phí cá nhân, thuế VAT, cúng dường các chùa.

DONG HANH VIET SAIGON TRAVEL Thành tâm cầu nguyện mười phương tam bảo gia vị cho quý khách, thân tâm thường lạc - gia đình an khang - hạnh phúc. Chúc cho gia đình Phật Tử luôn an khang và ngày một thịnh vượng.

Lưu Ý: Quý Khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại Hotline: 0919 80 77 33 và cung cấp cho Công Ty chúng tôi địa chỉ email của Quý Khách, chúng tôi sẽ gởi cho Quý Khách chương trình tour, lịch khởi hành. Nếu Quý Khách đồng ý, vui lòng cho địa chỉ để công ty chúng tôi cử nhân viên đến giao vé du lịch và thu tiền tour 100%. Nếu Quý khách đặt tour qua email, vui lòng chuyển khoản và tài khoản của Công Ty, ngay khi nhận được tiền công ty sẽ gởi vé du lịch cho quý khách qua Email.

Địa Điểm Đón Khách:
- 05h30: Quý Khách tập trung tại số 187 Phạm Ngũ Lão Q1, TP.HCM
- 06h00: Quý Khách tập trung tại số 334 Lý Thái Tổ, P1, Q3, TP.HCM 

Bất kỳ lúc nào chúng tôi sẽ giao vé tận nơi nhanh nhất cho quý vị.

Travel with a local guide

TOUR HÀNH HƯƠNG TẾT 2015

Mã tour: ĐHV – HHCT - CĐ - Thời gian: 2N - 1Đ
Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 29 chỗ
Khởi hành: 05h00 Mùng 2 Tết AL
Kết thúc  : 18h00 Mùng 3 Tết AL
Giá Tour: 960.000đ/khách
Tour hành hương trong dịp tết âm lịch sẽ đưa quý khách đến Tiền Giang viếng chùa  Chùa Vĩnh Tràng sau đó đển  Cần Thơ viếng  Chùa Khơ Me Munir Ansay ,viếng chùa Nam Nhã. Đến Châu Đốc viếng  Miếu Bà Chúa Xứ,tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, làm  Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang

Điều ân hận lớn nhất của người con hiếu hạnh là lúc nhỏ chưa đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của Cha Mẹ. lớn lên có gia đình có con cái mới biết Cha Mẹ nuôi ta khổ sở thế nào.Lúc ấy muốn đền đáp thì than ôi! Cha Mẹ đã thật sự vĩnh biệt khỏi dương trần.
Cảm thông với nỗi lòng này,DONG HANH VIET SÀI GÒN TRAVEL thường xuyên tổ chức các chương trình đi chùa lễ Phật và cúng dưỡng an cư cầu phước với mong ước đem những công đức này để hồi hướng về Cha Mẹ, những người đã quá vãn được siêu sanh về cõi Phật và những người còn tại thế được an vui mạnh khỏe.

THẬP TỰ VÃN CẢNH
CẦN THƠ – CHÂU ĐỐC
Thời gian: 2 ngày 1 đêm - Phương tiện: đi về bằng xe

Ngày 1: SÀI GÒN – CHÂU ĐỐC
05h30: khởi hành đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Dùng điểm tâm tại Trung Lương. Vào thị xã Mỹ Tho viếng Chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa cổ được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Quốc Gia – Chùa mang dáng vẻ kiến trúc theo lối Châu Á lẫn Châu Âu. Tiếp tục hành trình đến An Giang. Đến Cần Thơ viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay đây là một trong trong những trái tim của đồng bào Khơ me.
11h30:  Quý Phật Tử dùng cơm trưa tại  Cần Thơ, Tiếp tục hành trình đi An Giang, đến Long Xuyên, trên đường đi đoàn viếng chùa Nam Nhã một ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng ở  Cần Thơ , tiếp tục hành trình. Chiều đến Long Xuyên, Quý Phật Tử nhận phòng, nghỉ ngơi.
17h30:   Đoàn dùng cơm chiều, nghỉ ngơi.Tối tự do. Nghỉ đêm tại Long Xuyên, An Giang.

Ngày 2: CHÂU ĐỐC – SÀI GÒN
06h00: Dùng điểm tâm. Trả phòng khởi hành đi Châu Đốc viếng  Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc (có tổ chức sắp xếp hướng dẫn nghi thức cúng lễ). Tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, sau đó Quý khách chọn một trong hai chương trình sau:
Chương trình 1: Đi chợ Biên Giới Xuân Tô mua mỹ phẩm và các loại vải, quần áo may sẵn.
Chương trình 2: Đi đò chèo tham quan làng Chăm, làng nuôi cá bè, đi chợ Châu Đốc mua sắm đặc sản ( mắm Chèn, mắm Thái, khô bò Châu Đốc, đườngThốt Nốt )
11h30:   Dùng cơm trưa. ghé làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang, thăm và tặng quà cho người già Khởi hành về Sài Gòn,  đến điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại quý khách.   

Giá Trọn gói: 960.000đ/ Khách 
(Áp dụng cho đoàn từ 15 khách trở lên)

DỊCH VỤ BAO GỒM
Phương tiện: Xe tham quan theo yêu cầu của khách.  
Lưu trú: Nhà nghỉ, phòng tập thể  
Ăn uống: Theo chương trình và theo yêu cầu của khách
Các dịch vụ khác: Y tế, khăn, nón, bảo hiểm, Hướng dẫn viên
Tham quan: Vé tham quan theo chương trình.

GIÁ VÉ CHO TRẺ EM
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: tính bằng giá người lớn
Trẻ em từ 06 đến 10 tuổi: tính ½ giá bao gồm: 1 suất ăn +  1chỗ ngồi trên xe + vé tham quan, nhưng ngủ chung với gia đình.
02 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em, trẻ em đi kèm từ thứ 2 trở lên phải mua vé. 

KHÔNG BAO GỒM
Các chi phí cá nhân khác ngoài chương trình. 

LƯU Ý: Khi đi nhớ mang chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có giá trị về mặt pháp lý để đăng ký tạm trú tại các khách sạn.
DONG HANH VIET TRAVEL Thành tâm cầu nguyện mười phương tam bảo gia vị cho quý khách, thân tâm thường lạc - gia đình an khang - hạnh phúc..

Điểm đón khách và giờ đón khách: Mùng 2 Tết Âm Lịch
- 05h00: Tại đường Lê Đức Thọ, ngay Công Viên Làng Hoa, Quận Gò Gấp
- 05h30: Tại 187 Phạm Ngũ Lão,Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1
- 05h30:  Tại Cây Xăng Văn Thánh đường Điện Biên Phủ.

Bất kỳ lúc nào chúng tôi sẽ giao vé tận nơi nhanh nhất cho quý vị.

Travel with a local guide
 ĐỒNG HÀNH VIỆT SÀI GÒN - TRAO TRỌN NIỀM TIN

CHÙA VĨNH TRANG

Đầu năm đi viếng chùa Vĩnh Tràng. Nhắc đến chùa miếu tiêu biểu ở Tiền Giang, chắc chắn mọi người đều không quên chùa Vĩnh Tràng - ngôi chùa được liệt vào hạng kiến trúc cổ bậc nhất Nam bộ. Qua cầu Nguyễn Trãi thuộc nội ô thành phố Mỹ Tho, hướng về Gò Công 1km rồi rẽ trái, ta sẽ bắt gặp ngay ngôi chùa lớn, cổ kính, đó là chùa Vĩnh Tràng.



Chùa Vĩnh Tràng

Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1849, hòa thượng Thích Huệ Đăng, vị sư trụ trì đầu tiên, đặt tên chùa là Vĩnh Trường toát lên một ý muốn: vĩnh cửu với núi sông, trường tồn cùng trời đất. Qua thời gian, người dân đọc trại Vĩnh Trường thành Vĩnh Tràng. Chùa nằm trong khuôn viên gần 2.000m2, được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường khá vững chắc. Trước khi viếng chùa, khách sẽ bắt gặp hai cổng tam quan. Đây là kiến trúc mặt nở, xây theo dạng cổ lầu.
Trên đó có đúc hình hòa thượng Minh Đăng, người trụ trì ngôi chùa từ năm 1930-1939. Những viên đá được cẩn ở cổng tam quan từ những mảnh sứ có giá trị của Trung Quốc và Việt Nam. Cách cẩn, chạm ở đây thể hiện hình ảnh tứ linh ở vùng Đông Nam Á: long, lân, quy, phụng. Bốn mặt cổng tam quan được chạm ẩn hiện hình người, thú, hoa lá bằng những đường nét tinh xảo của kiến trúc tổng hợp Á - Âu.
Sân trước chùa được trồng nhiều loại hoa kiểng hài hòa, đẹp mắt với đủ sắc màu. Nhìn qua mặt tiền của chùa Vĩnh Tràng, ta bắt gặp ở đây những trường phái kiến trúc của Pháp, La Mã, Thái Lan, Khơme, Chăm. Chùa được xây theo kiểu chữ "Quốc" với các dãy nhà khép kín, vuông góc với năm lớp nhà, hai sân cảnh và 178 cột, so với chùa Giác Lâm (TP.HCM) thì lớn hơn nhiều. Đi vào bên trong bạn sẽ thấy có bốn gian nối tiếp nhau: tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu.
Chánh điện, nơi diễn ra những buổi hành lễ có các bức hoành phi, câu đối, bao lam san sát nhau làm chùa thêm vẻ tôn nghiêm. Trên cao của gian này là tượng Phật Di Đà được tạc bằng gỗ vào năm 1910. Dưới tuợng Di Đà là tượng Thích Ca sơ sinh và hai tượng Thiện - Ác được đúc bằng đồng. Ngoài ra, những pho tượng khác đều được tạc bằng gỗ vào những năm đầu thế kỷ 20. Nơi đây còn có bộ tượng Thập Bát La Hán gồm những pho tượng gỗ chạm khắc rất độc đáo do một số nghệ nhân Nam bộ tạc vào năm 1907. Bộ tượng này làm bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng 0,8m được đặt hai bên điện Phật với các đường chạm trổ sắc bén nhưng cũng mềm mại, vừa cứng cáp vừa uyển chuyển.
Nét độc đáo chỉ thể hiện ở chùa Vĩnh Tràng là việc thờ cùng lúc Thập Bát La Hán, Phật Di Đà, Thích Ca, Di Lặc, Quan Thế  Âm, Thập Điện Diêm Vương, tổ sư Đạt Ma mà thường khiếm khuyết ở các chùa khác. Bên cạnh những pho tượng còn có một đại hồng chung mang tên Pháp Bảo cao 120cm, nặng 150kg được đúc vào tháng 5-1854, dưới thời vua Tự Đức, trên có khắc chữ "Vĩnh Trường tự". Hiện nay chuông hư hỏng không sử dụng được do bị ngâm nước khá lâu trong thời gian thất lạc.

Tượng Phật A Di Đà trong công viên trước chùa

Vừa qua, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ khánh thành tượng Đức phật A Di Đà và công viên Vĩnh Tràng. Công viên Vĩnh Tràng được xây dựng trên diện tích 5.000m2 với các hạng mục như tượng Đức phật A Di Đà, hệ thống đèn chiếu sáng, bồn hoa, bồn nước, đường đi nội bộ, hệ thống thoát nước... với tổng kinh phí trên 4 tỉ đồng.  Công viên Vĩnh Tràng và tượng phật A Di Đà cao 18m trước cửa chùa Vĩnh Tràng, một di tích văn hóa cấp quốc gia, ngoài việc đáp ứng về mặt tính ngưỡng tôn giáo thì đây sẽ là điểm du lịch lý tưởng thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh thời gian tới.
Hiện nay, chùa Vĩnh Tràng còn là nơi đặt văn phòng Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Tiền Giang. Ngoài việc thờ cúng, lễ bái của phật tử, nơi đây còn là điểm tham quan lôi cuốn du khách phương xa đến Tiền Giang, trong đó có du khách đến từ các nước Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Hoa Kỳ... Đúng như tác giả Huỳnh Minh viết trong quyển Định Tường xưa: "...Có thể nói chùa Vĩnh Tràng vừa là chốn tôn nghiêm có tiếng trong nền đạo mà cũng vừa là một cảnh đẹp đẽ làm say lòng du khách".  

TOUR HÀNH HƯƠNG CẦN THƠ – CHÂU ĐỐC 2 NGÀY – 1 ĐÊM

Mã tour: ĐHV – HHCT - CĐ - Thời gian: 2 Ngày – 1 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 29 chỗ

Khởi hành: 04h30 Ngày 29/09/2012
Kết thúc  : 18h00 Ngày 30/09/2012
Giá Tour: 760.000đ/khách
Hảnh trình sẽ đưa quý khách đến Tiền Giang viếng chùa  Chùa Vĩnh Tràng sau đó đển  Cần Thơ viếng  Chùa Khơ Me Munir Ansay ,viếng chùa Nam Nhã. Đến Châu Đốc viếng  Miếu Bà Chúa Xứ ,tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, làm  Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch 29 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

Điều ân hận lớn nhất của người con hiếu hạnh là lúc nhỏ chưa đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của Cha Mẹ. lớn lên có gia đình có con cái mới biết Cha Mẹ nuôi ta khổ sở thế nào.Lúc ấy muốn đền đáp thì than ôi! Cha Mẹ đã thật sự vĩnh biệt khỏi dương trần.
Cảm thông với nỗi lòng này,DONG HANH VIET TRAVEL thường xuyên tổ chức các chương trình đi chùa lễ Phật và cúng dưỡng an cư cầu phước với mong ước đem những công đức này để hồi hướng về Cha Mẹ, những người đã quá vãn được siêu sanh về cõi Phật và những người còn tại thế được an vui mạnh khỏe.

THẬP TỰ VÃN CẢNH
CẦN THƠ – CHÂU ĐỐC
Thời gian: 2 ngày 1 đêm - Phương tiện: đi về bằng xe

Ngày 1: SÀI GÒN – CHÂU ĐỐC
05h30: khởi hành đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Dùng điểm tâm tại Trung Lương. Vào thị xã Mỹ Tho viếng Chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa cổ được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Quốc Gia – Chùa mang dáng vẻ kiến trúc theo lối Châu Á lẫn Châu Âu. Tiếp tục hành trình đến An Giang. Đến Cần Thơ viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay đây là một trong trong những trái tim của đồng bào Khơ me.
11h30:  Quý Phật Tử dùng cơm trưa tại  Cần Thơ, Tiếp tục hành trình đi An Giang, đến Long Xuyên, trên đường đi đoàn viếng chùa Nam Nhã một ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng ở  Cần Thơ , tiếp tục hành trình. Chiều đến Long Xuyên, Quý Phật Tử nhận phòng, nghỉ ngơi.
17h30:   Đoàn dùng cơm chiều, nghỉ ngơi.Tối tự do. Nghỉ đêm tại Long Xuyên, An Giang.

Ngày 2: CHÂU ĐỐC – SÀI GÒN
06h00: Dùng điểm tâm. Trả phòng khởi hành đi Châu Đốc viếng  Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc (có tổ chức sắp xếp hướng dẫn nghi thức cúng lễ). Tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, sau đó Quý khách chọn một trong hai chương trình sau:
Chương trình 1: Đi chợ Biên Giới Xuân Tô mua mỹ phẩm và các loại vải, quần áo may sẵn.
Chương trình 2: Đi đò chèo tham quan làng Chăm, làng nuôi cá bè, đi chợ Châu Đốc mua sắm đặc sản ( mắm Chèn, mắm Thái, khô bò Châu Đốc, đườngThốt Nốt )
11h30:   Dùng cơm trưa. ghé làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang, thăm và tặng quà cho người già Khởi hành về Sài Gòn,  đến điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại quý khách.   

Giá Trọn gói: 760.000đ/ Khách 
(Áp dụng cho đoàn từ 15 khách trở lên)

DỊCH VỤ BAO GỒM
Phương tiện: Xe tham quan theo yêu cầu của khách.  
Lưu trú: Nhà nghỉ, phòng tập thể  
Ăn uống: Theo chương trình và theo yêu cầu của khách
Các dịch vụ khác: Y tế, khăn, nón, bảo hiểm, Hướng dẫn viên
Tham quan: Vé tham quan theo chương trình.

GIÁ VÉ CHO TRẺ EM
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: tính bằng giá người lớn
Trẻ em từ 06 đến 10 tuổi: tính ½ giá bao gồm: 1 suất ăn +  1chỗ ngồi trên xe + vé tham quan, nhưng ngủ chung với gia đình.
02 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em, trẻ em đi kèm từ thứ 2 trở lên phải mua vé. 

KHÔNG BAO GỒM
Các chi phí cá nhân khác ngoài chương trình. 

LƯU Ý: Khi đi nhớ mang chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có giá trị về mặt pháp lý để đăng ký tạm trú tại các khách sạn.
DONG HANH VIET TRAVEL Thành tâm cầu nguyện mười phương tam bảo gia vị cho quý khách, thân tâm thường lạc - gia đình an khang - hạnh phúc..


Điểm đón khách và giờ đón khách:
- 04h30: Tại đường Lê Đức Thọ, ngay Công Viên Làng Hoa, Quận Gò Gấp
- 05h00: Tại Cây Xăng Văn Thành đường Điện Biên Phủ
- 05h30: Tại Cây Xăng ngay chân cầu Sài Gòn đường Điện Biên Phủ.

Bất kỳ lúc nào chúng tôi sẽ giao vé tận nơi nhanh nhất cho quý vị.
Travel with a local guide
 ĐỒNG HÀNH VIỆT - TRAO TRỌN NIỀM TIN
book Hội An   Phố Cổ   Cù Lao Chàm(3N2Đ)

Chùa Khơ Me Munir Ansay

Chùa tọa lạc tại số 36 Đại lộ Hoà Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
 Dân tộc Khmer vốn nổi tiếng và hấp dẫn bởi các chùa nguy nga, lộng lẫy và nét đẹp văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến với ngôi chùa của người Khmer – nơi sinh hoạt, học tập,... gắn liền với đời sống của họ từ lúc sinh ra, trưởng thành và chết đi bạn sẽ hiểu thêm về phong tục tạp quán như tháp chứa hài cốt, các nghi thức hành lễ,...Ở Cần Thơ, chùa Munir Ansây là ngôi chùa Khmer đẹp và độc đáo toạ lạc tại trung tâm thành phố. Chùa có lối kiến trúc theo Phật giáo tiểu thừa, được thiết kế và xây dựng rất công phu, tỉ mỉ khách tham quan có thể tìm hiểu các điển tích về Phật giáo.

Chùa tọa lạc tại số 36, đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ, chùa Munir Ansay được xây dựng năm 1948 bằng vật liệu tre lá đơn sơ. Mãi đến năm 1954 thì cổng chùa mới được xây dựng với kiến trúc độc đáo - mô hình tháp (Tam Bảo) của Angkor Vat. Năm 1964 xây dựng Chánh điện, trong các chùa Khmer thì Chánh điện luôn quay về hướng Đông vì theo Phật giáo thì hướng Đông là hướng của các vị thần thánh và đến năm 1988 thì chánh điện được khánh thành, từ đó chùa Munir Ansay được hoàn thành với hiện trạng như hôm nay.

Chùa Munir Ansay theo Phật giáo Nam tông, chánh điện thờ phật Thích Ca Mâu Ni, chánh điện là nơi hành lễ của chư tăng; trong đó có lễ Tam Bảo hàng ngày vào lúc 5h30 sáng và 17h30 chiều, chánh điện cũng là nơi xuất gia tu học, nơi hành tăng sự (U Po Sat Tha), đặc biệt chùa Khmer có làm kiết giới Sima. Đối với người Khmer thì chùa là nơi gắn liền với đời sống tâm linh của họ, là nơi tập trung của phật tử đến sinh hoạt đời sống và đây còn là nơi dạy học.

Tại chùa Munir Ansay hàng năm đều có tổ chức các ngày lễ lớn như: Cholchonam Thomay - đón năm mới (ngày 13, ngày 14 và ngày 15 tháng 3 âm lịch), Ok Om Book - lễ đưa nước (tháng 10 âm lịch), Dolta - lễ cúng Ông (tháng 8 âm lịch), lễ Dâng Y...của đồngo Khmer, lễ được tổ chức vui tươi trang trọng. Trong lễ có nhiều trò chơi dân gian với nhiều hình thức phong phú.

Hiện nay chùa Munir Ansay còn là trụ sở của Hội đoàn kết sư sãi thành phố Cần Thơ. Đây là một ngôi chùa Khmer lớn và lâu năm nhất tại Cần Thơ, nơi đây thường xuyên đón tiếp nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan mỗi khi đến thành phố Cần Thơ.

Dzoãn Tiến Đạt

Chùa Tây An, Lăng Thoại Ngọc Hầu

Cả hai di tích này đều nằm ở chân núi Sam - Châu Đốc - An Giang, trên đường lên Miếu Bà Chúa Xứ, quý khách sẽ đi ngang qua chùa Tây An và Lăng Thoại Ngọc Hầu
Nếu chùa Tây An sặc sỡ, nguy nga, Miếu Bà đồ sộ, hoành tráng, chùa Hang tao nhã, phiêu diêu thì lăng Thoại Ngọc Hầu ung dung, đường bệ với những đặc điểm: Mặt nhìn ra con đường nằm bên chân núi, lưng quay về vách đá, tọa lạc trên thềm cao với 9 bậc thang xây bằng đá ong. Một loại đá phải vận chuyển bằng ghe chèo từ Biên Hòa qua nhiều sông rạch rồi rẽ vào kinh Vĩnh Tế về núi Sam. Chỗ ghe neo lại để lên đá còn mang địa danh Bến Vựa, Nhà Neo đến bây giờ. Lăng xây bằng hồ ô đước (thời đó chưa có xi-măng). Bao bọc quanh khu mộ là bức tường dày cả mét, cao hơn đầu người, đã nhuốm rêu phong. Phía trước có hai cửa lớn theo kiểu kiến trúc của các lăng tẩm xưa, hai bên có hai hàng liễn đối. Phía sau là bậc thang đi lên đền thờ được xây trên nền cao. Trong đền thờ có bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân, có áo mão cân đai của ông được phục chế và nhiều nghi thờ với các bộ lư đồng. Mặt tiền lăng là khoảng sân rộng nổi bật cái long đình trong có bản sao bia Thoại Sơn. Trước long đình là khẩu súng thần công, bảng xếp hạng di tích và hai con nai bằng xi-măng, tôn thêm vẻ đẹp cho lăng. Trong lăng, chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh năm Tân Tỵ (1761) tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thời kỳ loạn lạc theo gia đình vào Nam cư trú tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên, nay là tỉnh Vĩnh Long. Dưới triều Nguyễn ông được cử làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (gồm các tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long và một phần Kiên Giang). Ông đã có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh lắp đường phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam . Các công trình lớn của ông để lại cho đời sau là: - Đắp lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 cây số trong năm 1826 – 1827, huy động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô thị xã Châu Đốc hiện nay vẫn còn mang tên ông: Nguyễn Văn Thoại. - Đào kinh Thoại Hà dài hơn 30.000 mét ở núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818 với khoảng gần 1.500 nhân công (Thoại là tên ông được triều đình lấy đặt cho tên núi, tên sông). - Đào kinh Vĩnh Tế dài theo biên giới Tây Nam nối liền Châu Đốc – Hà Tiên nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan, dài hơn 90 cây số, huy động trên 80.000 nhân công thực hiện từ 1819 đến 1824. Tên phu nhân Thoại Ngọc Hầu được đặt cho con kinh chiến lược này: Vĩnh Tế (bà tên thật là Châu Thị Tế nhưng thuộc dòng Châu Vĩnh, cha là Châu Vĩnh Huy). Bên phải mộ ông là mộ bà vợ chính Nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, mất năm Bính Tuất (1826). Bên trái có ngôi mộ khiêm nhường hơn là của bà vợ thứ Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt, mất năm Tân Tỵ (1821). Trước mỗi đầu mộ đều có bức bình phong, chân mộ là bi ký. Ở bức tường phía trước mộ đặt bia đá Vĩnh Tế Sơn. Thoại Ngọc Hầu mất năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi. Qua vị trí các ngôi mộ và năm mất của ông và hai bà vợ, ta có thể biết chắc rằng khu lăng mộ này được xây dựng theo ý ông, bởi ông mất sau hai bà. Trong mộ lăng còn có 14 ngôi mộ và ngoại vi lăng cũng có khoảng 50 ngôi mộ xây với nhiều hình thức khác nhau: voi phục, trái đào, cái nón… đây là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người có công đã chết trong cuộc đào kinh Vĩnh Tế gọi là Nghĩa trủng (đến nay còn lưu truyền bài tế Nghĩa trủng văn đọc rất lâm li, bi tráng). Tương truyền hai ngôi mộ có hình trái đào và cái nón là của cặp đào kép chánh trong đoàn hát bộ theo biểu diễn cho ông xem khi còn sống. Ngoài những sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và các văn bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn, còn có bia “Châu Đốc tân lộ kiều lương” dựng tại núi Sam năm 1828 nhằm kỉ niệm ngày hoàn thành con lộ Châu Đốc – núi Sam, ngày nay không còn nữa nhưng văn bia vẫn còn ghi trong sử sách.
 Miếu Bà Chúa xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, hàng năm thu hút gần 2 triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung… tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.
Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.
Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.
Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa xứ thánh mẫu, nói với các bô lão: “Tượng bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng tượng xuống làng nhằm mục đích để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, các lão làng tính kế để đưa tượng đi, nhưng không làm sao nhấc lên được dù pho tượng không phải là quá lớn, quá nặng.
Các cụ bàn nhau chắc là chưa trúng ý Bà nên cử người cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại được Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi”.
Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng bà đi một cách nhẹ nhàng.
Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.
Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn. Năm 1870, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.
Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ kính phương Đông. Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừ uy nghi vừa ấm cúng. Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy đông lang, tây lang, nhà khách…bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái cong, lợp ngói xanh, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Trường học được cải tạo thành nhà trưng bày đồ sộ, hài hòa với miếu.
Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Khách hành hương đã dâng cúng cho Bà hàng ngàn áo mão, không sử dụng hết, có cái được may từ nước ngoài trị giá vài cây vàng.
Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu, có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều hình thức cúng bái mê tín như xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh… Ngày nay, những hủ tục đó không còn nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều, Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỉ cúng hàng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la). Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần vào nhiều công trình thủy lợi xã hội địa phương như làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học…
Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng tư âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn một giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượng, dâng trà… Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo mão, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.
Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đã tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ tống long đình rước bài vị của ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về miếu.
Đúng 0 giờ, cuộc lễ túc yết bái bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thầy. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo mổ xong và một dĩa mao huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả… trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn đường, tứ xái quỉ diệt hình” (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ, trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỉ dữ). Xong, chánh bái ca công nổi trống ba hồi. Đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn.
Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lich, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn. Và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.
Từ Châu Đốc đi vào núi Sam đến ngã ba Đầu Bờ ta thấy một ngôi chùa sừng sững hiện ra bên chân núi, đó là Tây An tự. Ngôi chùa nguy nga với ba ngôi lầu nóc tròn hình củ hành theo kiểu kiến trúc Ấn Hồi, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa, đẹp mắt, nổi bật trên vách núi xanh thẫm. Ngôi giữa là chánh điện thờ Phật, hai bên là lầu chuông và lầu trống. Chùa tọa lạc trên thềm cao thoáng rộng. Đi qua một công viên nhỏ, bước lên bậc thềm ta gặp ngay tượng người mẹ bồng con miêu tả tích xưa Quan âm Thị Kính. Trước sân chùa có hai con voi bằng xi-măng lớn như voi thật, con trắng sáu ngà, con đen hai ngà. Đông lang ở phía phải là chùa Địa Tạng thờ Địa Tạng Vương bồ tát theo kinh Địa Tạng. Tây lang là nhà khói rộng rãi trên nền đất cao, phía trước đặt hai tượng Quan âm. Bước lên bậc thềm cao vào chùa, các tượng Phật, Bồ tát, thánh tiên… được sơn thếp mỹ thuật, mỗi người mỗi vẻ, thờ kính trang nghiêm. Không khí yên tĩnh, khói hương nghi ngút. Ở chánh điện thờ Phật theo dòng thiền Lâm tế, ngoài tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa, còn có các tượng: Di Đà, Quan Âm, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí… và các vị Bồ tát. Hai bên về phía trước là các vị La hán, Bát bộ kim cang, Tam hoàng ngũ đế… Phía sau thờ các vị sư trụ trì chùa Tây An, tượng tạc bằng gỗ uy nghiêm, hiền triết. Đặc biệt, tượng Hòa thượng Thích Bửu Thọ, người có công lớn trong việc trùng tu chùa, được tạc sinh động như người thật, tay cầm gậy, ngồi bên bàn viết, cốt cách siêu phàm. Riêng Pháp Tạng thiền sư, người khai sáng giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, được dân trong vùng tôn xưng là Phật thầy Tây An, không để lại hình ảnh. Ông tên thật là Đoàn Minh Huyên, sinh năm Đinh Mão (1807), quê quán làng Tòng Sơn, Sa Đéc, xưa thuộc trấn Vĩnh Thanh, nay là tỉnh Đồng Tháp. Là một chí sĩ yêu nước, có tinh thần cách mạng, bất mãn triều đình phong kiến, thường ra tay cứu độ dân lành nên bị quân lính nghi là gian đạo sĩ. Ông đến chùa Tây An trong thời kỳ Thiền sư Hải Tịnh Nguyễn Văn Giác trụ trì (đời thứ nhất) và được ngài Hải Tịnh thu nhận. Mặc dù mất sớm, nhưng đức Phật thầy Tây An đã làm được rất nhiều việc như chu du vùng Bảy Núi thành lập nhiều trại ruộng để khẩn hoang sản xuất và trở thành căn cứ chống quân Pháp xâm lược. Quản cơ Trần Văn Thành, một đại đệ tử của ông đã khởi nghĩa ở Láng Linh, hùng cứ Bảy Thưa một thời làm giặc Pháp khiếp sợ. Ngoài ra, ông còn nhiều đệ tử nổi tiếng khác như: Ông Tăng Chủ, ông Đình Tây, Đạo Xuyến, Đạo Ngoạn, Đạo Lập… Phật thầy Tây An viên tịch ngày 12 tháng 8 năm 1856, thọ 50 tuổi. Ông đến chùa Tây An sau ngày Hải Tịnh (1788 – 1875) và viên tích trước nhưng đã có công hoằng hóa rất lớn. Ông đã dặn dò đệ tử là sau khi mất chôn xác không được đắp nấm. Nhưng để gìn giữ ngôi mộ và để người đời sau dễ dàng chiêm bái, các đệ tử xây vòng rào và lập một miếu thờ khang trang. Ngôi mộ nằm phía sau chùa, chếch lên triền núi, dưới tàn cây râm mát. Bên hông chùa là dãy bảo tháp của các vị sư trụ trì được xây dựng tôn nghiêm, cổ kính. Theo tài liệu truyền lại, các vị sư trụ trì chùa Tây An theo thứ tự là: Hải Tịnh (Nguyễn Văn Giác), Hoàng Ân (Nguyễn Nhứt Thừa), Huệ Quang (Nguyễn Trang Nghiêm), Thuần Hậu (Huỳnh Văn Đắc), Thiện Pháp (Ngô Văn Hòa), Thích Bửu Thọ (Nguyễn Thế Mật), Huệ Châu (Hồ Thạch Hùng), Định Long (Phạm Văn Trực), Huệ Kỉnh (Trần Văn Cung).  Chùa Tây An do Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn (tên thật là Doãn Ôn) xây dựng năm 1847. Qua nhiều đợt trùng tu, chùa trở thành một kiến trúc độc đáo của khu vực núi Sam, đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng.

Dzoãn Tiến Đạt

CÔNG TÁC XÃ HỘI

Công Tác Xã Hội là gì? Là một hoạt động có tính chất nhân đạo giúp đỡ về tinh thần và về vật chất cho người nghèo khổ, neo đơn, trẻ em cơ nhỡ lang thang, bụi đời của một cá nhân hoặc một tập thể nào đó. Hiện nay CTXH là một xu thế mới nhằm giúp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, ai ai cũng được cơm no, áo ấm được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội và sống tốt hơn.

Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống...
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

TẠI SAO PHẢI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI?
Là một hoạt động có tính chất nhân đạo giúp đỡ về tinh thần và về vật chất cho người nghèo khổ, neo đơn, trẻ em cơ nhỡ lang thang, bụi đời của một cá nhân hoặc một tập thể nào đó. Hiện nay CTXH là một xu thế mới nhằm giúp cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển hơn, ai ai cũng được cơm no, áo ấm được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội và sống tốt hơn.

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những chuyện không vui, những lỗi lầm vô tình hoặc cố ý, thời gian trôi qua những lỗi lầm đó vẫn không sao quên được, để đi đến thành công nhiều người đã phải trả những giá rất đắt, đổ mồ hôi xương máu, đôi khi phải dẫm đạp lên những người khác để bước lên bậc thang danh vọng, tiền tài., đâu phải ai cũng sinh ra trong một gia đình khá giả, quyền quý và có nhiều mối quan hệ?
Khi đạt được đến sự thành công, lúc đó mới có thời gian suy ngẫm và cảm thấy vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhìn lại chặng đường đã đi qua mà không khỏi chạnh lòng
Nhiều lúc tôi tự hỏi, sự thành công của mình, sự giàu sang danh vọng của mình chỉ giúp được bản thân mình mà thôi, những điều đạt được như bằng cấp, tiền tài, danh vọng, biết đâu một ngày nào đó, khi ngủ dậy mọi thứ đều tan biến như bọt nước?
Nhưng nếu sự thành công của bản thân mình lại giúp ích được cho người khác, thì đó có phải là sự hoàn hảo, tại sao mình không làm như vậy? những gì không đúng trong quá khứ sao mình không khắc phục ngay trong hiện tại?
Thật sự trong tâm thức của mỗi người ai đó cũng lương thiện và muốn giúp đỡ người khác, ngày xưa mình nghèo, phải bon chen kiếm sống, có thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện giúp người. Còn bây giờ mình đã là người thành đạt, vậy tại sao mình lại không làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người xung quanh, những người già neo đơn, những em bé bất hạnh lang thang, cỡ nhỡ, những người không được ăn no, mặc ấm. Tuy chỉ là sự giúp đỡ nhỏ nhoi nhưng vẫn mang lại điều gì đó cần thiết cho những người gặp khó khăn, nếu có nhiều người cùng làm như mình thì chắc chắn sẽ là một sự thay đổi lớn của xã hội.

Vậy có thể nói làm Công Tác Xã Hội là một hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ người khác để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh nói chung và bản thân mình nói riêng. Sự thanh thản, bình yên mà các bạn có được không thể mua được bằng tiền mà bằng tấm lòng nhân ái. Đối với các công ty, khi tham gia làm công tác xã hội, bản thân của cán bộ công nhân viên sẽ cảm nhận được hình ảnh của Công Ty mà mình đang làm rất tốt, mà bản thân họ cũng là những người được thực hiện điều tốt đó qua những chuyến đi làm Công Tác Xã Hội sẽ khiến cho bản thản mỗi người có cách nhìn va suy nghĩ khác về xã hội và những người xung quanh mình,  khiến họ càng tin tưởng hơn vào Công Ty và hăng hái hơn gắn bó với Công Ty nhiều hơn trong công việc, đó là một hoạt động chính đáng và thiết thực tạo cho Công Ty có một môi trường lành mạnh, đoàn kết và cùng hướng tới một mục đích chung, chỉ cần Quý Vị bỏ ra một chút thời gian và kinh phí, Quý Vị đã làm được một điều có thể nói là “trên cả sự tuyệt vời” 
Hàng năm rất nhiều công ty bỏ ra một số tiền khổng lồ để quảng cáo trên tuyền hình, tài trợ các chương trình Gamme show, ca nhạc hoặc tài trợ cho các quỹ vì người nghèo, quỹ học bổng..Quý Vị có chắc số tiền mình bỏ ra có đến được trực tiếp những người mà mình muốn giúp đỡ hay không? Có bị hao hụt hay không? Riêng chi phí để làm những việc hậu trường cũng đã chiếm 1/3 kinh phí
Vậy khi làm Công Tác Xã Hội với Dong Hanh Viet Travel có gì đặc biệt hơn? Có nhiều thứ mà Công Ty chúng tôi đã làm và đang làm, hành trình của Quý Khách được thực hiện bởi Cô Minh Hương – một người nổi tiếng trong làng du lịch và là một trong những cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực làm Công Tác Xã Hội – làm từ thiện tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có rất nhiều công ty mời cô về làm chương trình công tác xã hội và đã rất thành công bởi vì mối quan hệ và tâm huyết làm công tác xã hội của Cô Minh Hương luôn được giữ vững. Ngoài ra bên cạnh cô Minh Hương còn có sự hỗ trợ hết mình và hết lòng của cán bộ - công nhân viên viên Dong Hanh Viet Travel, sự ủng hộ của các bạn sinh viên và chúng tôi có cùng một mục đích: “giúp đỡ những người khó khăn, nghèo khổ bằng cái tâm, bằng công sức của chính bản thân mình” Chương trình Công Tác Xã Hội của chúng tôi đã gây nhiều tiếng vang và mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều công ty, và đã giúp đỡ được nhiều người. Chỉ cần Quý vị bỏ chút thời gian, giảm bớt 1, 2 chương trình tài trợ là có thể cùng Dong Hanh Viet Travel, làm Công Tác Xã Hội.
  • Chúng tôi cam kết:          
 - Quý Khách sẽ là người trực tiếp trao quà cho những người cần giúp đỡ
- Chương trình cụ thể rõ ràng, đã thông qua chính quyền địa phương nơi làm CTXH
- Các phần quà được chuẩn bị tương ứng với số tiền mà Quý Vị đã bỏ ra
- Chương trình CTXH được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng

Bất cứ lúc nào Quý Khách  muốn tham gia làm Công Tác Xã Hội xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Phone: 08.35110854 -   Hotline: 0919 80 77 33
 Bất kỳ lúc nào chúng tôi sẽ tư vấn  nhanh nhất cho quý vị. 
Chương trình Công Tác Xã Hội do Dong Hanh Viet Travel tổ chức và được sự thực hiện của:
- Cô Minh Hương – một trong những cây đại thụ đi đầu về việc làm Công Tác Xã Hội ở TP.HCM
- Anh Tiến Đạt – chủ nhiệm CLB Hướng Dẫn Viên Đồng Hành Việt người điều hành và thực hiện công việc.
 Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của: Nhà Thờ, nhà chùa, Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn Viên Đồng Hành Việt
Chương trình được sự hỗ trợ của:
-  Đài truyền hình VTV3 thường trú tại TP.Hồ Chí Minh
-   Báo Tuổi Trẻ
-   Tạp chí du lịch
-   Báo pháp luật
-   Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh
-   Báo Công An
-   Báo Thanh Niên
 VÌ MỘT NGÀY MAI TƯƠI SÁNG HƠN

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).